Bệnh trĩ là một căn bệnh khá điển hình. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
✍ Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là do co giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch hoặc sự phình đại tĩnh mạch ở tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Bệnh gây sưng, đau dẫn đến viêm và xuất huyết hậu môn.
✍Phân loại trĩ:
Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ xuất phát từ bên trong hậu môn, phía trên đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng)
Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất phát từ các chung quanh lỗ hậu môn hoặc rìa hậu môn, phía dưới đường lược

Nhìn chung, dù trĩ nội hay trĩ ngoại tùy vào tình trạng tiến triển phình đại của búi trĩ, vị trí nằm trong hay đã sa ra ngoài hậu môn, có xuất huyết hoặc viêm nhiễm để đánh giá phân chia thành 4 cấp độ trĩ.
Tìm hiểu thêm qua bài viết: Phân biệt trĩ nội trĩ ngoại và các cấp độ của trĩ
✍Những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ:
➤ Người lớn tuổi
➤Phụ nữ có thai

➤Người có chế độ ăn uống không hợp lí, ăn ít chất xơ và nhiều đạm, ít vận động
➤Nhân viên văn phòng, ngồi lâu
➤Bệnh béo phì
➤Người bị bệnh táo bón và tiêu chảy mãn tính hoặc bị viêm phổi và viêm phế quản
✍Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trĩ:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, việc tìm ra nguyên nhân bệnh sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến mà người bệnh không nên bỏ qua:
➤ Tuổi tác: Người lớn tuổi các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60.

➤ Thiếu chất xơ: Chế độ dinh dưỡng không hợp lí ăn nhiều thịt, đồ ăn đóng hộp, ít ăn rau và hoa quả dẫn tới cơ thể thiếu chất xơ và các vitamin cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa.
➤ Mang thai: Phụ nữ mang thai do quá trình phát triển của thai nhi khiến các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép khiến họ có nguy cơ mắc trĩ hơn người bình thường
➤ Giấy vệ sinh kém chất lượng: là nguyên nhân trong xã hội ngày nay khiến bệnh trĩ trở nên nặng

➤ Bị Stress nặng: Lo lắng, trầm cảm là một trong những nguyên nhân khởi phát và tiến triển của bệnh trĩ
➤Tính chất công việc: Các đối tượng như: viên văn phòng, thợ may, lái xe,… thường phải đứng hoặc ngồi lâu cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
➤ Táo bón kéo dài: Người bị táo bón khiến mỗi lần đi đại tiện phải rặn nhiều, làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn gấp 10 so với người bình thường. Táo bón dẫn đến sự xuất hiện các búi trĩ. Thời gian kéo dài sẽ khiến búi trĩ to lên và sa ra ngoài.

✍Những dấu hiệu và triệu chứng của trĩ:
➤ Đại tiện ra máu: mức độ chảy máu phụ thuộc cấp độ bệnh. Ban đầu có thể thấy một lượng ít máu đỏ tươi xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phâm. Về sau hiện tượng xuất huyết thành giọt hoặc tia.
➤ Ngứa ngáy, đau rát, khó chịu hậu môn: Sự bài tiết dịch nhầy ở hậu môn khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy. Bên cạnh đó, người bị trĩ thường đau, rát, do búi trĩ căng tức, sưng tắt nghẹt hoặc nứt hậu môn.
➤ Sa búi trĩ: Búi trĩ hình thành, sưng to và sa ra ngoài hậu môn có thể gây viêm nhiễm tùy cấp độ trĩ.

✍Các phương pháp điều trị trĩ:
Ở cấp độ nhẹ của bệnh trĩ. Thông thường bệnh nhân chỉ cần uống thuốc để làm giảm chịu chứng và điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Thông qua các phương pháp điều trị nội khoa như:
➤ Hỗ trợ điều trị bằng thuốc: Các nhóm thuốc phổ biến thường dùng: Thuốc tăng cường tĩnh mạch; thuốc bôi hoặc viên đặt; thuốc co mạch; thuốc kháng sinh giảm đau…

➤Vệ sinh – dinh dưỡng: Sau khi đi đại tiện bệnh nhân có thể rửa nước ấm, ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm tình trạng đau và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Bệnh nhân cũng có thể tập kegel, yoga, đi bộ,… để kích thích các cơ và lưu thông mạch máu tại vùng xương chậu.
Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ nặng, búi trĩ bị sa ra ngoài gây tắt nghẽn hậu môn và dẫn đến viêm nhiễm. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị ngoại khoa thông qua các phương pháp như: đốt tia laser, cắt bằng máy, phương pháp cắt thắt trĩ bằng kỹ thuật PPH và HCPT
Trên thực tế, các phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh như: bệnh nhân thuộc loại trĩ (trĩ nội/ trĩ ngoại/…), cấp độ trĩ, có sa bũi trĩ hay viêm nhiễm kèm theo không,… Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng bệnh trĩ và cần được tư vấn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI NHÀ qua hotline: 0792.232.588 (Zalo) để được hỗ trợ.